Vật liệu cốt (vật liệu gia cường) trong sản phẩm Composite
Ngày đăng: 10/01/2019
1. Vật liệu cốt là gì?
Vật liệu cốt, hay cách gọi khác là vật liệu gia cường là vật liệu chịu ứng suất tập trung đóng vai trò đảm bảo cho composite có được các đặc tính cơ học cần thiết.
Thông thường có hai kiểu vật liệu cốt cơ bản là dạng cốt sợi (ngắn hoặc dài) và dạng cốt hạt.
2. Vật liệu cốt dạng sợi
Các loại sợi có tính năng cơ lý hóa cao thường dùng để chế tạo các loại vật liệu cao cấp như:
+ Sợi thủy tinh
+ Sợi cacbon
+ Sợi Bo
+ Sơi Poly Amid
+ Sợi Kerla
+ Sợi carbua silic
+ Sợi thực vật…
3. Vật liệu cốt dạng hạt
Chất độn dạng hạt hay được sử dụng bao gồm: CaCO3, silica, chất độn khoáng (cao lanh, đát sét, bột talc, grafic. Khả năng gia cường cơ tính của chất độn dạng hạt không cao bằng dạng sợi, tuy nhiên giúp hạ giá thành đáng kể.
4. Các chỉ tiêu đánh giá vật liệu cốt
Bao gồm:
+ Tính gia cường cơ học, nhẹ, kháng nhiệt
+ Tính kháng hóa chất, môi trường
+ Tác dụng giảm độ co rút của sản phẩm
+ Truyền nhiệt, giải nhiệt tốt
+ Giá thành rẻ
Tùy thuộc vào từng yêu cầu cho từng sản phẩm cụ thể mà người ta lựa chọn vật liệu cốt cho thích hợp.
5. Ưu điểm vật liệu cốt dạng sợi
Vật liệu cốt dạng sợi thường được sử dụng nhiều hơn so với vật liệu cốt dạng hạt, trong đó sợi thủy tinh được sử dụng nhiều nhất vì những lý do sau:
+ Tính gia cường cơ lý tính rất cao
+ Tỉ số cơ lý tính/giá cả lớn hơn sao với các loại sợi khác
+ Phổ biến, đa dạng, dễ gia công, chế tạo
+ Tuy nhiên so với sợi cacbon, sợi Bo thì sợi thủy tinh có khả năng chịu môi trường và hóa chất có phần kém hơn.
Xem thêm các sản phẩm thường sử dụng làm Vật liệu cốt trong sản phẩm Composite tại đây
Liên hệ trực tiếp để được tư vấn:
Công ty Hóa nhựa Phú Hưng
VPHN: Tòa nhà 17T5, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: Mr Quân Cao 094.294.5885
Website: hoanhuaphuhung.com