HÓA NHỰA PHÚ HƯNG

Hỗ trợ trực tuyến

094.294.5885

Hand Lay-up Process. Phương pháp Lăn ép bằng tay gia công vật liệu composite

Ngày đăng: 11/01/2019

1. Phương pháp Lăn ép bằng tay là gì?
 - Phương pháp lăn ép bằng tay là phương pháp đơn giản nhất của chế tạo composite. Đây là phương pháp chế tạo thủ công được sử dụng rộng rãi nhất trong lĩnh vực chế tạo vật liệu polyme composite. Phương pháp Hand Lay-up sử dụng rulô hay chổi quét có kích thước khác nhau để thẩm nhựa lên bề mặt sợi dạng tấm vải dệt. Thấm và lăn rulô từng lớp một cho đến khi đạt độ dày yêu cầu. Yêu cầu cơ sở hạ tầng cho phương pháp này cũng là tối thiểu. Các bước xử lý khá đơn giản.
 - Phương pháp lăn ép bằng tay được áp dụng cho những vậy liệu nhựa:
                    + Nhựa: thường dùng polyester không no, epoxy, polyester, poly vinyl este, nhựa phenolic, nhựa poly urethane (nhựa PU: nhựa cao su hay cao su nhân tạo)…..
                    + Sợi: sợi thủy tinh, sợi cacbon, sợi aramid, sợi thực vật tự nhiên (sợi sisal, chuối,...) hoặc có thể sử dụng bất kì sợi nào…

2. Quy trình chế tạo

Phương pháp Lăn ép bằng tay
Phương pháp Lăn ép bằng tay

B1: Quét phủ lớp hỗ trợ tháo khuôn lên bề mặt khuôn (để tránh sự kết dính của polymer vào bề mặt).
B2: Phủ lớp tạo bề mặt sản phẩm (Gelcoat). Ở đây các tấm nhựa mỏng được sử dụng ở trên cùng và dưới cùng của tấm khuôn để có được bề mặt hoàn thiện của sản phẩm.
B3:      - Phủ nhựa polymer trên lớp tạo bề mặt. Ở đây  polyme nhiệt dẻo ở dạng lỏng trộn đều với tỷ lệ phù hợp với chất đông cứng (chất đóng rắn) được quy định và đổ lên bề mặt miếng đã được đặt khuôn.
            - Nhựa được trải đều trên bề mặt bằng bàn chải.
B4: Rải lớp vật liệu gia cường trên nền nhựa polymer.
B5:      - Dùng con lăn để lăn ép vật liệu gia cường với nhựa (con lăn giúp loại bỏ không khí bị mắc kẹt cũng như các polymer dư thừa).
            - Quá trình này lặp đi lặp lại cho mỗi lớp polymer và vật liệu gia cường, cho đến khi các lớp yêu cầu được xếp chồng lên nhau.
B6: Phủ lớp tạo bề mặt trên lớp vật liệu gia cường cuối cùng.
- Sau khi quá trình rải vật liệu gia cường và thấm nhựa đã hoàn thành, sản phẩm được để đông kết tại nhiệt độ môi trường. Tốc độ đông kết của sản phẩm phụ thuộc theo loại polymer, độ dày sản phẩm, nhiệt độ môi trường và độ dẫn nhiệt của vật liệu khuôn.
- Để tăng tốc độ đông kết và giảm thời gian tháo khuôn, các sản phẩm có kích thước nhỏ được đưa vào lò sấy; các sản phẩm có kích thước lớn hơn có thể được sấy bằng khí nóng.

3. Ưu điểm
 - Sử dụng mẫu khuôn đơn giản bởi quá trình chế tạo ở nhiệt độ và áp suất không cao.
 - Sau khi tách khỏi khuôn, sản phẩm có màu sắc đẹp, đa dạng, hoàn chỉnh và không phải sơn phủ hay trang trí gì thêm, đặc biệt các sản phẩm từ công nghệ lăn ép bằng tay đồng thời rất bền màu.

4. Nhược điểm
 - Sản phẩm có chứa nhiều bọt khí;
 - Chất lượng bề mặt sản phẩm không đồng đều.
Vì vậy, đối với những sản phẩm đơn chiếc hoặc các loạt sản phẩm số lượng nhỏ có thể áp dụng phương pháp này để gia công.

5. Ứng dụng
- Vật liệu chịu hóa chất:  như bồn chứa, ống dẫn, van, bể điện phân...
- Vật liệu điện: tấm cách điện, vỏ các thiết bị điện, máy biến thế,…

Xem thêm Vật liệu composite

Liên hệ trực tiếp để được tư vấn:
Công ty Hóa nhựa Phú Hưng
VPHN: Tòa nhà 17T5, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: Mr Quân Cao 094.294.5885
Website: hoanhuaphuhung.com

Thong ke
HOTLINE : 094.294.5885